Xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn
Xây dựng nhà ở là nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân, hộ gia đình ở bất cứ quốc gia, xã hội nào. Ai đều muốn có thể xây dựng một căn nhà riêng để thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên khi xây dựng các công trình xây dựng, nhà ở phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng.
Vậy đối với nhà ở nông thôn thì việc xin cấp phép xây dựng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014, Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng như sau:
Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì đều cần phải xin giấy phép xây dựng.
Căn cứ vào Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, từ ngày 01/01/2021 ở khu vực nông thôn những loại công trình sau đây buộc phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
Đối với vùng đồng bằng:
Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đối với miền núi:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đấtquy định tại khoản 1 Điều 7 hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc giấy xác nhận về nhà, đất không có tranh chấp, khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 17/01/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố;
Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có);
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Công thương huyện
Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/giấy phép
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (nhà ở nông thôn)
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn các quy định về cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp tình hình thực tế ở địa phương. Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung, điểm dân cư dọc các tuyến đường thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ tại điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xác định) thì được phép xây dựng tối đa hai tầng (trệt, 01 lầu) với tổng diện tích sàn xây dựng không quá 200m2.
Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố;
Bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật
Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện
Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Xin cấp phép xây dựng chung cư
Nhà dưới 30m2 có được cấp phép xây dựng
Nhiều người trước khi xây nhà thường băn khoăn về thủ tục xin giấy phép xây dựng. Làm thế nào để không bị sai sót, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Hồ sơ nên nộp ở cơ quan nào, thời gian bao lâu để có thể nhận được giấy phép, lệ phí là bao nhiêu… Để trả lời những thắc mắc trên chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thông tin xin cấp phép xây dựng nhanh Yên Nghĩa để bạn có thể yên tâm hơn khi chuẩn bị xây nhà.
Trước khi xây dựng nhà ở chúng ta cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng. Mà thủ tục này sẽ mất nhiều thời gian cũng như sẽ tốn công sức nếu bạn chưa có kinh nghiệm đối với lĩnh vực này. Để giúp khách hàng tránh những sai lầm không đáng có, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về xin cấp phép xây dựng Yên Bái
Trong nhiều năm gần đây xuất hiện nhiều khái niệm về đất hỗn hợp, với những vùng quy hoạch treo nhiều năm, dẫn đến không thể thực hiện các quyền của người sử dụng đất, khó chuyển mục đích sử dụng đất được, khó xin phép xây dựng được làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người có đất trong khu vực này. Vậy làm thế nào để xin cấp phép xây dựng nhanh hỗn hợp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dự án, quy hoạch treo tại các địa phương không phải chuyện hiếm, nhiều dự án không thực hiện gây lãng phí giá trị quyền sử dụng đất. Quy hoạch xây dựng đặc biệt là các quy hoạch treo ảnh hưởng khá lớn đến việc xin giấy phép xây dựng. Vậy làm thế nào để xin cấp phép xây dựng dự án treo, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.