MỤC LỤC BÀI VIẾT
Rất nhiều người do thiếu hiểu biết về luật pháp, cho nên thực hiện sửa chữa nhà khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, dẫn tới việc phải chịu nộp phạt bởi hành vi này. Nếu bạn đang có nhu cầu sửa sang lại ngôi nhà của mình, hãy nắm rõ những thủ tục sửa chữa nhà nhanh gọn rẻ sau đây trước khi thực hiện nhé!
1. Giấy phép, thủ tục sửa chữa nhà nhanh là gì?
Giấy phép, thủ tục sửa chữa nhà là văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện sửa chữa lại công trình.
Cho nên, khi bạn muốn sửa chữa lại nhà ở, cần phải chú ý thực hiện làm thủ tuch để xin cấp phép sửa chữa nhà từ các cơ quan có thẩm quyền. Trình tự thủ tục xin giấy phép cần được thực hiện và tuân thủ sao cho đảm bảo đúng với quy định của Pháp Luật.
>>>>Bạn đang cần sửa nhà, vậy sửa nhà cần những gì? Hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn!
Giấy phép sửa chữa nhà ở
2. Khi nào cần xin cấp phép sửa nhà?
2.1. Các trường hợp sửa nhà hiện nay
Hiện việc sửa nhà có 2 trường hợp cụ thể như sau:
Sửa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà
Việc sửa chữa này sẽ khiến thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà, đó có thể là các công việc như: Đập cầu thang cũ, đúc cầu thang mới; Đúc cột; đúc sàn; đúc ô văng, sê nô; Nâng tường; gia cố lại móng, xử lý tình trạng nghiêng nhà, lún nhà.
Sửa chữa nhà cửa nhưng không tác động hay làm thay đổi kết cấu chịu lực
Đây là việc sửa chữa nhưng sẽ không làm thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như: Xây nhà vệ sinh mới; Xây ngăn phòng; nâng nền; Lăn sơn; Thay đổi hệ thống ống nước; Sửa chữa hệ thống điện, chiếu sáng; Làm trần nhà; lắp vách nhôm kính; Thay mái tôn; Lắp đặt máy nước nóng; Trang trí nội, ngoại thất cho ngôi nhà,...
>>>>Tham khảo thêm bài viết sửa nhà chung cư, bảng giá chi phí mới nhất 2022.
2.2. Trường hợp nào được miễn giấy phép sửa chữa nhà?
Các trường hợp bạn không cần phải làm thủ tục giấy phép để xin sửa chữa nhà như sau:
Trường hợp 1: Nhà sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm ảnh hưởng hay thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng,.. cũng như không tác động hay làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường, an toàn công trình;
Trường hợp 2: Nhà sửa chữa, thay đổi kiến trúc nhà mà không tiếp giáp với đường trong đô thị.
2.3. Cần xin giấy phép sửa chữa nhà khi nào?
Xin giấy phép sửa chữa nhà trong những trường hợp nào?
Với những trường hợp sửa chữa nhà làm thay đổi cấu trúc chịu lực của ngôi nhà sau đây yêu cầu bạn cần phải thực hiện công tác sửa chữa nhà:
Sửa nhà nếu như làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà như: Đúc mới, làm lại cầu thang; Đúc thêm cột; Đúc sàn; Nâng cột; Nâng tầng; Gia cố phần móng; Xử lý nghiêng và lún nhà.
Nếu như ngôi nhà của bạn bị xuống cấp một cách trầm trọng, trong khi diện tích không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, bạn cần phải cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Muốn thực hiện điều này bạn cần thực hiện làm thủ tục để xin giấy phép để trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
>>>>Xem thêm sửa nhà cấp 4 đẹp và nhanh, miễn phí thiết kế!
3. Hồ sơ, thủ tục để xin giấy phép sửa chữa nhà cấp tốc
Hồ sơ và thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà sẽ bao gồm những giấy tờ sau đây:
3.1. Đơn đề nghị để được nhận đơn cấp giấy phép sửa chữa nhà
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp về tình hình hiện trạng công trình cụ thể của bạn muốn sửa chữa, cải tạo, Ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình, cùng các công trình lân cận trước khi thực hiện sửa chữa.
>>>>Bạn nên xem thêm bài viết Sửa chữa nhà bếp giá rẻ và đẹp nhất Hà Nội
Hồ sơ cần thiết để xin giấy phép sửa chữa nhà ở
3.2. Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà bạn cần biết
- Hồ sơ xin giấy phép sửa chữa nhà sẽ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Hồ sơ kiểm định (của đơn vị tư vấn có chức năng kiểm định thực hiện)
- Bản vẽ xin phép sửa chữa (03 bộ)
- Công chứng bản chủ quyền ngôi nhà
- Lệ phí trước bạ
- Biên bản ký cam kết việc sửa chữa không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
- Biên bản xác nhận chữ ký (Do UBND phường xác nhận, sẽ có quận không yêu cầu điều này).
>>>>Bạn muốn sửa nhà phố,hãy đến với chúng tôi để sử dụng dịch vụ uy tín chất lượng nhất !
3.3. Nơi tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ:
UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
Kiểm tra hồ sơ;
Khi hồ sơ đã đầy đủ, sẽ ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp;
Hồ sơ chưa đảm bảo và đầy đủ sẽ hướng dẫn để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
3.4. Thời gian thực hiện
Từ lúc nộp hồ sơ, cho tới lúc ra giấy phép sẽ là 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với công trình.
Còn đối với nhà ở riêng lẻ sẽ là 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có giấy phép, bạn cần nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách xây dựng cửa phường/xã.
Đây là thủ tục với Trường hợp sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực. Khi sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực, hồ sơ sẽ đơn giản hơn như sau:
Khi sửa chữa, bạn cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà, tiếp đó thực hiện nộp hồ sơ cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường/xã. Thời gian thực hiện không quá lâu, thường chỉ mất vài ngày.
>>>>Dịch vụ cải tạo nhà cũ giá rẻ, uy tín chất lượng nhất bạn nên quan tâm!
4. Mức phạt nếu vi phạm sửa chữa nhà ở nhưng không có giấy phép
Với những trường hợp sau đây sẽ thực hiện phạt cảnh cáo:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng nếu người sửa không gửi văn bản thông báo ngày khởi công sửa chữa cho ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
Mức phạt nếu như vi phạm quy định sửa chữa nhà ở
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu người sửa chữa không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công đảm đảm an toàn cho công trình xây dựng, cũng như các công trình lân cận tới ủy ban nhân dân cấp xã - nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp đơn vị thực hiện thi công không phê duyệt các biện pháp tổ chức thi công theo quy định của pháp luật.