Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh
Cửa thông gió là một phần kiến trúc ko thể thiếu với mọi ngôi nhà. Chúng ko chỉ với tác dụng làm đẹp mà còn mang đến cho gia chủ rất nhiều thuận tiện khác đặc biệt là cửa thông gió trong nhà vệ sinh. Vậy cửa thông gió nhà vệ sinh nên chọn kích thước bao nhiêu là hợp lý và chuẩn phong thủy. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các kích thước cửa thông gió phù hợp cho nhà vệ sinh.
Kích thước thông gió là kích thước chiều ngang hoặc chiều cao mà gió có thể thông qua. Với cửa thì kích thước thông gió là kích thước mà sau khi mở cánh cửa thì gió có thể thông qua mà không bị vướng bất cứ thứ gì cản trở.
Kích thước thông gió hay còn gọi là kích thước lọt gió, kích thước thông thủy, kích thước lỗ ban, đều là tên gọi giống nhau.
Kích thước thông gió thường xem theo chiều ngang. Ví vị kích thước lọt gió 81cm, kích thước lọt gió 69cm…
Lưu ý. Bạn sẽ cần phân biệt rõ giữa kích thước ô chờ tường, kích thước bao khung và kích thước thông thủy của cửa để tính toán chính xác nhất:
Kích thước thông thủy: là kích thước để ra – vào của cửa.
Chiều cao thông thủy tính từ mặt sàn đến phần đáy khung bao ngang của cửa.
Chiều rộng thông thủy là kích thước lọt lòng giữa 2 khung bao đứng.
Kích thước khung bao: là kích thước tổng của bộ cửa chính 4 cánh. Từ kích thước thông thủy ta tính được kích thước khung bao như sau:
Chiều cao bao khung = Chiều cao thông thủy + Độ dày khung ngang + Kích thước ô fix (nếu có)
Chiều rộng bao khung = Chiều rộng thông thủy + (Độ dày khuôn đứng) x 2
Kích thước ô chờ tường: là kích thước xây ô tường để lắp cửa – hay còn gọi là ô chờ.
Chiều cao ô chờ = Chiều cao thông thủy + Độ dày khung ngang + Kích thước ô fix (nếu có) + 5mm độ hở để đưa được cửa vào
Chiều rộng bao khung = Chiều rộng thông thủy + (Độ dày khuôn đứng) x 2 + 5mm độ hở để đưa được cửa vào (Thường chiều ngang có thể chừa rộng 10mm để dễ cân chỉnh cửa sau này).
Cửa thông gió là một sản phẩm tối ưu giúp giải quyết những tình trạng bí bách, chật chội trong không gian nhà vệ sinh nhà bạn. Thông thường, diện tích phòng vệ sinh không lớn, không có cửa sổ, chất lượng thông gió và ánh sáng không tốt, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình.
Về sức khỏe: Như mọi người cũng đã biết, nhà vệ sinh là nơi tích tụ hơi nước, nếu không có cửa thông gió, khu vực này lúc nào cũng ẩm ướt. Toilet sẽ trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở, gây ra các bệnh ngoài da, đường ruột, bệnh về đường hô hấp cho con người.
Lắp cửa sổ thông gió nhà vệ sinh để ánh nắng mặt trời và không khí bên ngoài có thể lọt vào, lọc tẩy đi khí uế toilet, giúp thanh lọc cho không khí nhà bạn.
Về phong thủy: Theo phong thủy học, toilet có không gian nhỏ, cửa sổ nhỏ hoặc thậm chí không có cửa sổ là một điều không tốt ảnh hưởng tới đời sống gia chủ. Nhà vệ sinh cần phải có cửa thông gió và luôn được mở để hút mùi thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.
Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: kiến trúc nhà vệ sinh, vị trí nhà vệ sinh, diện tích nhà vệ sinh…
Cửa thông gió nhà vệ sinh không nên đặt quá thấp hoặc quá cao so với tầm với con người. Với kích thước cửa thông gió có thể để phía trên cửa rộng bằng chiều rộng của cửa nhà vệ sinh, chiều cao khoảng 300mm, 400mm, 450mm tùy vị trí sao cho cân đối. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo sự kín đáo khi đi vệ sinh, có thể đặt cửa thông gió nhà vệ sinh cao gần sát trần.
Bên cạnh đó, cửa sổ thông gió có thể để kích thước rộng 300mm, 400mm, 500mm, 600mm tùy thuộc vào diện tích nhà vệ sinh nhà bạn. Cửa thông gió rộng quá cũng không tốt cho phong thủy.
Chất liệu: nhôm kính, sắt kính, nhựa lõi thép kính.
Bạn nên thiết kế dạng cửa chớp động có thể mở ra đóng lại các chớp thoáng và điều chính mức độ mở cửa các khe chớp kính.
Chất liệu: nhôm kính, sắt kính, nhựa lõi thép kính.
Cửa sổ thông gió mở hất (mở lật) là loại cửa được lắp đặt nhiều nhất trong số các loại cửa sổ thông gió hiện nay. Với góc mở cửa rộng tầm 20-30 độ thì cửa có thể luôn luôn mở để không khí lưu thông mà vẫn đảm bảo an toàn, không sợ bị nước mưa tạt vào.
Chất liệu: nhôm kính.
Cửa sổ trượt lên xuống hay còn gọi là cửa sổ trượt dọc thường được lắp đặt cho cửa thông gió phòng khách, phòng ngủ, cầu thang. Cửa có độ mở & khung cửa rộng hơn so với 2 loại cửa phía trên, giúp truyền sáng tốt hơn. Tuy nhiên nhược điểm của cửa là không ngăn được nước mưa văng vào nhà khi cửa mở.
Hiện nay cửa sổ trượt lên xuống thường được làm bằng nhôm kính. Ưu điểm của cửa nhôm kính trượt lên xuống đó là bền, cách âm cách nhiệt tốt và mẫu mã đa dạng.
Cửa sổ thông gió là loại cửa rất quan trọng về độ bền và tính an toàn chống trộm. Do đó khi chọn loại cửa Quý khách nên cân nhắc các yếu tố sau.
Dựa theo vị trí đặt cửa thì kích thước cửa sổ thông gió sẽ khác nhau. Ví dụ cửa thông gió nhà vệ sinh, cửa sổ toilet sẽ có kích thước nhỏ hơn so với cửa thông gió phòng ngủ, cửa thông gió phòng khách, cầu thang…
Một số kích thước tham khảo:
Cửa nhỏ: 30x50cm, 30x30cm, 40x40cm.
Cửa lớn: tùy kích thước nhưng phải đảm bảo an toàn chống trộm.
Muốn cửa sổ thông gió bên đẹp, có tuổi thọ cao thì chất liệu làm cửa rất quan trọng. Trong số 3 loại cửa phía trên thì cửa sổ nhôm kính là loại có độ bền cao nhất
Lễ cúng đổ móng nhà đầy đủ chuẩn chỉ nhất
Mâm cúng động thổ cần chuẩn bị những gì?