Lễ cúng đổ móng nhà đầy đủ chuẩn chỉ nhất
Làm nhà là một trong ba việc lớn quan trong của một đời người. Mỗi giai đoạn trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới điều mang một ý nghĩa riêng về mặt tâm linh. Vì thế, đi kèm cùng các giai đoạn sẽ cần thực hiện lễ cúng để tạ ơn và thể hiện lòng thành lên thần linh, chư vị tiên linh ông bà để mong công việc được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và người sống trong ngôi nhà mới được mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết lễ cúng đổ móng nhà.
Xây nhà là một trong những dấu mốc vô cùng quan trọng của mỗi người. Vì thế mà người ta thường chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt khi tiến hành xây nhà.
Trong khi xây nhà, người Việt Nam thường phải trải qua khá nhiều nghi lễ như động thổ, cất nóc, đổ móng, nhập trạch... Và nghi lễ cúng đổ móng chính là nghi lễ thứ 2 được tiến hành sau lễ động thổ.
Ngày nay lễ cúng này vẫn tiếp tục được thực hiện và thường diễn ra trước khi bắt đầu công đoạn đổ bê tông cho phần móng của công trình.
Khi làm lễ cúng đổ móng, các gia đình người Việt đều xem và chọn ngày lành, tháng tốt hợp với tuổi của người chủ đứng tên làm nhà.
Sở dĩ phong tục cúng đổ móng nhà vẫn được truyền lại cho đến hiện nay là vì buổi lễ này mang những ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng:
Để cho quá trình xây dựng nhà ở được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ thì người ta phải tổ chức lễ cúng thần linh. Theo như quan niệm tâm linh của người Việt thì mỗi vùng đất đều có một vị thần linh cai quản. Việc chúng ta tổ chức lễ cúng đổ móng nhà là để thông báo cho thần linh về sự việc xảy ra. Đồng thời cầu mong thần linh gia hội để việc cúng đổ bê tông móng nhà được thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình xây dựng nhà ở được thuận lợi và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Do đó khi chúng ta tổ chức lễ cúng móng nhà cần phải lựa chọn ngày và giờ hoàng đạo. Tránh tổ chức vào ngày và giờ không may mắn gây tổn hại đến gia chủ. Đặc biệt tổ chức lễ cúng đổ móng nhà cần lựa chọn tuổi hợp với ngày và giờ. Nếu gia chủ không hợp tuổi trong năm để động thổ thì có thể mượn tuổi của người thân.
Ngoài ra, việc tổ chức lễ cúng đổ móng nhà còn mang ý nghĩa mong vong linh hoan hỷ dọn nhà đi nơi khác. Nếu không thực hiện bố thí thì sẽ gặp rất nhiều phiền phức. Các vong linh đói khát có thể phá hoại và làm ảnh hưởng đến quá trình xây nhà.
Việc chọn thời điểm cúng đổ móng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận lợi và suôn sẻ của quá trình thi công sau này. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn lựa ngày giờ cúng mà gia chủ có thể tham khảo:
Chọn ngày có sao chiếu tốt: Theo chiêm tinh học, mỗi ngày sẽ mang năng lượng của một ngôi sao trong vũ trụ, trong đó có những ngôi sao đẹp, mang ý nghĩa tốt như:
Theo thiên can: Chọn những ngày có thiên can phù hợp với thiên can trong năm sinh của gia chủ.
Theo địa chi: Khi chọn ngày đổ móng cần tránh ngày có địa chi tương hại, đặc biệt không bao giờ được chọn những ngày có địa chi thuộc bộ tứ hành xung với địa chi của gia chủ.
Chọn giờ hoàng đạo: Bên cạnh chọn ngày đẹp, gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn những giờ hoàng đạo để tiến hành làm lễ. Mỗi ngày sẽ có một số khung giờ hoàng đạo khác nhau. Giờ hoàng đạo có thể khắc chế được cả năng lượng tiêu cực xuất hiện trong những ngày xấu. Gia chủ nên lựa chọn những giờ có địa chỉ phù hợp với địa chi của mình để rinh nhiều may mắn.
Mỗi vùng miền, mỗi trường phái phong thủy sẽ có quan niệm khác nhau về bộ lễ cúng đổ móng nhà. Tuy nhiên, tựu chung lại một mâm lễ đầy đủ cần phải có cả lễ mặn, lễ chay và hương hoa, dầu đèn. Bạn có thể tham khảo một số lễ vật cần thiết khi cúng đổ móng nhà như sau: Lễ mặn, lễ chay, lễ vật khác.
Mâm cúng cơ bản cần thiết khi cúng đổ móng nhà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Ngoài những lễ vật như trên bạn có thể chuẩn bị thêm một số đồ cúng khác để mâm lễ thêm phần đủ đầy.
Bài văn khấn trong lễ cúng động thổ xây cất nhà mới là lời cầu nguyện của gia chủ với các vị quan thần linh, quan thổ địa và gia tiên tiền tổ, các vong linh tại mảnh đất này phù hộ và giúp đỡ cho việc xây dựng gặp được nhiều thuận lợi và may mắn. Lưu ý bài văn khấn cần nêu rõ họ tên gia chủ, địa chỉ cư trú, tên các vị quan thần và mục đích cúng. Dưới đây là một bài văn khấn điển hình được sử dụng trong lễ đổ móng:
Nam mô a di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy quan Đương niên
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………
Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày ……. tháng ……… năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………… đổ móng căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ đổ móng.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương,
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,
Ngài Định phúc Táo quân,
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần).
Khi đọc văn khấn gia chủ cần lưu ý đọc to, rõ ràng, thể hiện lòng thành kính với thần linh và gia tiên để lễ cúng thêm phần linh nghiệm.
Để tổ chức một buổi lễ cúng đổ móng nhà hoàn hảo, gia chủ cần phải thực hiện trình tự sau đây:
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để tổ chức lễ cúng
Đổ móng nhà là một trong những mốc công việc quan trọng trong cả quá trình xây dựng ngôi nhà. Chính vì vậy, việc tổ chức lễ cúng đổ móng nhà rất được các gia đình coi trọng.
Gia chủ cần phải lựa chọn được ngày giờ tốt, hợp phong thủy nhằm đảm bảo đem đến nhiều sự thuận lợi, may mắn cho gia chủ.
Trước ngày làm lễ đổ móng từ 1 đến 3 hôm gia chủ nên đến Đền, Miếu hoặc Phủ gần khu vực xây dựng để thông báo việc chuẩn bị đổ móng và xin được làm lễ.
Bước 2: Lên danh sách và chuẩn bị đầy đủ lễ vật mâm cúng
Việc lên danh sách lễ vật mâm cúng cần đầy đủ và chi tiết. Điều này giúp cho các gia đình luôn chủ động khi tổ chức lễ cúng; không gặp vấn đề thiếu sót lễ vật khiến các vị thần linh và thổ thần đất đai không hài lòng.
Bàn lễ cần được đặt quay về hướng phù hợp với tuổi của gia chủ, trải khăn phủ đỏ ngay ngắn. Sau đó gia chủ tiến hành đặt các vật phẩm đã chuẩn bị ở trên lên bàn sao cho ngay ngắn, trang trọng. Trước khi bắt đầu làm lễ gia chủ cần thanh tẩy sạch sẽ, vận trang phục chỉnh tề, kín đáo.
Bước 3: Bắt đầu tiến hành cúng lễ
Khi vào đúng giờ tốt, người đại diện sẽ bắt đầu thắp nhang và khấn vái. Lúc này, các lễ vật trên mâm cúng phải đảm bảo được sắp xếp đầy đủ và đúng cách.
Hướng đặt mâm cúng phải được lựa chọn sao cho hợp với cung và mệnh của gia chủ. Trong quá trình cúng lễ, bài văn khấn được phải được đọc to và nghiêm trang.
Sau khi đợi nhang tàn, lúc này chúng ta sẽ rải gạo và muối ở những khu vực xung quanh vùng đất xây dựng. Đừng quên giữ lại 3 hũ muối, gạo và nước để bày lên bàn thờ Táo quân trong nhà sau khi hoàn thành xây dựng.
Sau khi kết thúc buổi lễ gia chủ có thể yêu cầu thợ thực hiện đổ móng và xây dựng như bình thường.
Mâm cúng động thổ cần chuẩn bị những gì?