Mỗi nhà thầu khi trúng gói thầu dự án thường có rất nhiều thông tin cần quan tâm. Một trong những thông tin quan trọng nhất đó là quy định tiến độ hay thời gian thực hiện dự án đầu tư. Bởi trong quá trình thực hiện dự án vì các lý do khác nhau mà nhà đầu tư khó có thể thực hiện đúng với nội dung, tiến độ đầu tư như đã đăng ký. Vậy làm thế nào để xây dựng tiến độ dự án đầu tư, bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.”
Ngoài ra, Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm được bàn giao đất thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư.
Thời gian gia hạn hoạt động đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 31 được xem xét trên cơ sở mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án và không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện gia hạn hoạt động quy định tại điểm b khoản 4 Điều 27 Nghị định 31 nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 27 nghị định 31, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo từng năm cho đến khi có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư chỉ thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án cho năm đầu tiên gia hạn.
Việc xác định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản của nhà đầu tư cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 124 của Nghị định 31.
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, trình tự đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
Bước 1: Xác định các hoạt động
Bạn cần xác định các hành động cụ thể, lập sơ đồ phân công công việc để có tiến độ làm việc phù hợp và hiệu quả. Tiếp theo, bạn hãy chia nhỏ các công việc để có kế hoạch tiến độ cụ thể cho từng nhiệm vụ.
Bước 2: Sắp xếp các hoạt động
Sắp xếp các hoạt động theo trình tự là việc làm cần thiết trong quản lý tiến độ của dự án. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tư duy một cách rõ ràng, tổng quan hơn về hoạt động trong dự án. Để làm tốt bước này thì trong mỗi công việc cụ thể bạn hãy chia ra nhỏ các đầu việc sao cho công việc sau có thể hỗ trợ các công việc trước.
Bước 3: Đánh giá nguồn lực cần có
Ở bước này, cần phải ước tính được những nguồn lực cần sử dụng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho các hoạt động đề ra. Công việc phải làm ở bước này là định lượng số lượng thành viên của nhóm, nguồn tài chính và các thiết bị để thực hiện hành động.
Bước 4: Đánh giá thời gian cần có
Đây là bước rất quan trọng trong quản lý tiến độ. Để đánh giá thời gian cần có cho quá trình thực hiện dự án, các cách sau sẽ giúp bạn có sự ước tính chính xác:
Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia: Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc.
So sánh các dự án tương đương: Giúp ước tính được thời gian, từ đó điều chỉnh được thời gian tiếp cận.
Bước 5: Xây dựng tiến độ
Việc xây dựng tiến độ một cách rõ ràng sẽ giúp tạo ra một khung tham chiếu nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về kế hoạch và tiến độ dự án.
Bước 6: Theo dõi và quản lý
Việc theo dõi và quản lý dự án giúp cho việc thực hiện kế hoạch không gặp nhiều khó khăn. Việc này cũng giúp loại bỏ được những rủi ro và linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống.
Tại các thành phố lớn diện tích nhà 60m2 khá phổ biến do quỹ đất dần hạn hẹp. Làm thế nào để xây dựng ngôi nhà có diện tích nhỏ nhưng được bố trí khoa học với đầy đủ tiện nghi, không gian sinh sống, vừa phù hợp với mức thu nhập của cá nhân và gia đình. Đặc biệt là chi phí xây dựng là bao nhiêu khi xây dựng ngôi nhà. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi xây nhà 60m2 hết bao nhiêu tiền
Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm được các nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng quy mô lớn, nhỏ khác nhau ở quận Cầu Giấy. Tuy nhiên để lựa chọn được nhà thầu uy tín và phù hợp cần một quá trình tìm hiểu và sàng lọc kỹ lưỡng. Làm thế nào để vừa xây được một ngôi nhà như ý mà giá cả hợp lý lại vừa không tốn nhiều thời gia. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tham khảo kỹ hơn về việc xây nhà tiến độ quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Xây nhà luôn là nỗi lo trăn trở của nhiều người. Làm thế nào để có thể xây nhà siêu tốc lại vẫn tiết kiệm chi phí. Bằng cách vạch ra kế hoạch đúng đắn, quyết định thông minh và thấu đáo, bạn có thể xây dựng lên ngôi nhà như mình mong ước. Bài viết dưới đây là cách xây nhà siêu tốc tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo.
Quận Đống Đa là một trong những quận lớn của thủ đô Hà Nội. Nơi đây có nền kinh tế rất phát triển, đời sống văn hóa, xã hội ngày càng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy mà cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiên, nâng cao nên nhu cầu sửa chữa nhà ở, xây nhà ngày một tăng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tiên về việc xây nhà quận Đống Đa, Hà Nội.
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Ngoại trừ các trường hợp được ưu tiên thì theo quy định trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư cần phải có giấy phép xây dựng
Những điều cấm kỵ khi sửa nhà nhất định phải biết