Xây nhà, cải tạo có văn khấn cúng đổ mái không?

17/09/2024

Đổ mái là công việc quan trọng của quá trình xây nhà, khi đó việc thực hiện lễ cúng đổ mái nhà là không thể thiếu. Đó có thể là lễ cúng đổ mái nhà tầng 1, lễ cúng đổ mái tầng 2… Sau đây Xây Nhà Nhanh sẽ hướng dẫn và giải đáp chi tiết về lễ cúng này đến bạn đọc. 

Mục lục bài viết

    1. Đổ mái nhà có phải cúng không?

    Đổ mái nhà là một trong những công đoạn quan trọng của việc xây dựng nhà. Lễ cúng đổ mái nhà là một nghi thức được diễn ra trước khi xây dựng phần mái nhà (nóc nhà). Đây là nghi lễ không thể thiếu trong quá trình thi công và xây dựng căn nhà. Cho dù bạn xây nhà lớn hay nhà nhỏ, nhà ngói hay nhà tầng thì lễ cúng đổ móng nhà vẫn không thể thiếu được.

     

    Lễ cúng đổ mái nhà là nghi lễ tâm linh không thể thiếu khi xây nhà

    Lễ cúng đổ mái nhà là nghi lễ tâm linh không thể thiếu khi xây nhà

     

    Trong văn hóa tâm linh của người Việt, thì việc cúng lễ có thể đem lại sự an tâm cũng như an ủi đối với tâm hồn cũng và thế giới quan của một con người. Do đó, tổ chức lễ cúng đổ mái nhà chính là cầu mong việc xây dựng diễn ra suôn sẻ không gặp phải vận xui. Hay các yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát. Lễ cúng còn là mong ước của gia chủ được các vị thần linh che chở ban phước, ông bà khuất mặt có thể phù hộ cho mọi chuyện êm xuôi, thuận lợi.
     

    Qua đây chắc hẳn Xây Nhà Nhanh tin là bạn đọc đã hiểu rõ được tầm quan trọng của nghi lễ cúng đổ mái nhà rồi chứ. Đó là việc làm rất cần thiết để mang đến sự yên tâm cho gia chủ, đảm bảo cho việc xây dựng nhà ở cũng như cuộc sống sau này được suôn sẻ, hạnh phúc. 
     

    2. Đổ mái nhà cần sắm lễ gì cho nhanh và đủ?

    Lễ đổ mái nhà gồm những gì là thắc mắc mà rất nhiều gia chủ quan tâm, đặc biệt là những người mới xây nhà lần đầu. Theo đó gia chủ cần chuẩn bị những đồ lễ cơ bản như sau: 
     

    • Một con gà, một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
       
    • Một đĩa muối.
       
    • Một lít rượu trắng.
       
    • Một bao thuốc, lạng chè.
       
    • Một bộ quần áo Quan vàng mã.
       
    • Tiền vàng.
       
    • Một bộ đinh vàng hoa.
       
    • Năm cái oản đỏ.
       
    • Năm lá trầu, năm quả cau.
       
    • Năm loại hoa quả, chín bông hoa hồng đỏ.

     

    Mâm lễ cúng đổ mái nhà

    Mâm lễ cúng đổ mái nhà 

     

    Ngoài ra tùy theo phong tục của các vùng miền mà gia chủ có thể lựa chọn thêm các đồ cúng đổ mái nhà sao cho phù hợp. 
     

    3. Văn khấn lễ đổ mái nhà 

    Sau khi đã tìm hiểu đổ mái nhà cần sắm lễ gì và chuẩn bị đầy đủ. Đúng ngày tốt, giờ đẹp, gia chủ sẽ tiến hành nghi lễ cúng lễ đổ mái nhà. Nội dung bài văn khấn đổ mái nhà cụ thể là: 
     

    Nam mô a di Đà Phật
     

    Nam mô a di Đà Phật
     

    Nam mô a di Đà Phật
     

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
     

    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
     

    Con kính lạy quan Đương niên.
     

    Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
     

    Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………
     

    Ngụ tại: ………………………………………………….
     

    Hôm nay là ngày …………. tháng …………… năm ……….
     

    Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
     

    Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ cất nóc
     

    Tín chủ con thành tâm kính mời:
     

    Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
     

    Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
     

    Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
     

    Ngài Định phúc Táo quân.
     

    Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
     

    Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
     

    Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
     

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
     

    Nam mô a di Đà Phật
     

    Nam mô a di Đà Phật
     

    Nam mô a di Đà Phật

     

    Bài văn khấn đổ mái nhà

    Bài văn khấn đổ mái nhà 

     

    Lưu ý nội dung bài văn cúng đổ mái nhà thường khá dài và khó nhớ, gia chủ nên chép hoặc in ra giấy để thực hiện nghi lễ cúng được suôn sẻ. 
     

    Với bài văn khấn này bạn có thể thực hiện lễ cúng đổ mái nhà tầng 1, tầng 2 hay dành cho nhà có nhiều tầng đều được. 
     

    4. Những vấn đề cần lưu ý trong lễ cúng đổ mái nhà

    Để lễ cúng đổ mái nhà được diễn ra chu toàn, trọn vẹn và nhanh chóng. Gia chủ cần lưu ý đến một số vấn đề sau: 
     

    Bạn nên chọn ngày lành tháng tốt theo lịch âm, có thể xem lịch rồi tự chọn ngày tốt nếu có hiểu biết. Nếu không hãy nhờ người xem giúp ngày tốt như thầy phong thủy, nhà sư tu hành, hay những người có hiểu biết. Mục đích của việc làm này là tránh cử hành lễ cúng đổ mái vào những ngày xấu thì sẽ gặp vận xui, những điều không may mắn sẽ xảy ra. 
     

    Mâm lễ cúng đổ mái nhà cần được lựa chọn cần thận, tránh chọn bừa, tùy ý. Khi chọn hoa thì phải là hoa tươi không khô héo, trái cây thì phải tươi không bị dập, hỏng. Các đồ cúng làm bằng giấy thì không được hư hại, rách rưới hay chắp vá. Những món lễ vật cúng như gà, bánh... thì phải giữ nguyên vẹn, tuyệt đối không cắt ra mà đem cúng.
     

    Trong lúc thực hiện lễ cúng cần phải thành tâm cầu mong, vái lạy. Không được sơ sài, qua loa. Văn khấn thì nên tìm hiểu kĩ càng, tránh đọc lung tung. Phải tạo một không khí cúng lễ trang nghiêm, tránh cười đùa khi đang làm lễ.
     

    5. Giải đáp nhanh các thắc mắc về đổ mái nhà 

    Có rất nhiều băn khoăn, thắc mắc của gia chủ về việc đổ mái nhà sao cho hợp lý. Sau đây Xây Nhà Nhanh xin tổng hợp và giải đáp chi tiết đến bạn đọc:
     

    5.1. Lễ cúng đổ mái nhà đặt ở đâu?

    Rất nhiều gia chủ thắc mắc về lễ cúng đổ mái nhà đất ở đâu hay lễ cúng đổ mái tầng 2 đặt ở đâu. Theo quan niệm từ xa xưa để lại, đổ mái đặt lễ cần được diễn ra ở nơi khô ráo, sạch sẽ ngay giữa khu đất chuẩn bị thi công. Không những vậy, đổ mái còn phải chọn ngày, chọn giờ sao cho phù hợp với phong thủy, hoàng đạo của người chủ. 
     

    Như vậy khi làm lễ đổ mái nhà tầng 1, bạn cần đặt bàn lễ cũng tại vị trí giữa khu vực đổ mái tầng 1. Tương tự tại tầng 2 sẽ là vị trí giữa khu vực đổ mái tầng 2. 

     

    Lễ cúng đổ mái nhà cần được đặt tại vị trí giữa khu vực chuẩn bị thi công

    Lễ cúng đổ mái nhà cần được đặt tại vị trí giữa khu vực chuẩn bị thi công 

     

    5.2. Có nên đổ mái nhà vào tháng 7?

    Xét theo khía cạnh tâm linh tháng 7 âm lịch được coi là tháng "cô hồn", "xá tội vong nhân". Theo dân gian, đây là thời gian Diêm Vương mở cửa ngục để các vong hồn thoát ra bên ngoài. Các vong hồn sẽ đi quấy phá các công việc lớn của con người. Do đó, để tránh gặp xui xẻo người ta vẫn kiêng làm những việc lớn trong thời gian này.
     

    Với điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta, tháng 7 âm lịch tương ứng với mùa mưa. Đây là thời gian mưa nhiều nhất trong năm nên tháng 7 cũng được gọi là tháng ngâu. Vì vậy, những việc như động thổ, đào móng hay đổ mái khi gặp mưa xuống sẽ rất vất vả. Mưa nhiều cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng. Do đó mọi người thường kiêng không đổ mái vào thời gian này. 
     

    5.3. Cúng đổ mái đặt lễ ở đâu?

    Nếu gia chủ có nhiều thời gian và muốn cho lễ cúng đổ mái nhà được trọn vẹn thì bạn nên tự mua sắm các đồ lễ theo mong muốn của bản thân. Tuy nhiên nếu bạn quá bận rộn với công việc thì có thể chọn dịch vụ cung cấp đồ lễ sẵn trên thị trường.
     

    Điều quan trọng bạn cần lựa chọn cơ sở làm đồ lễ uy tín, đảm bảo chất lượng, cũng như hình thức bắt mắt.
     

    5.4. Đổ mái nhà dày bao nhiêu         

    Mái là phần trên cùng của mỗi công trình, nó sẽ dồn toàn bộ khối lượng xuống phần khung thân và mái nhà. Do đó bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng độ dày của mái nhà để đảm bảo phù hợp với kết cấu tổng thể ngôi nhà. Cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
     

    Bên cạnh đó, tùy vào khí hậu từng vùng và nền đất thi công của công trình mà bạn phải tính toán đến việc đổ mái nhà dày bao nhiêu cho hợp lý, thông thường là từ 10 - 15cm. Thêm nữa là nếu có nhu cầu làm chống nóng trên mái thì bạn cũng cần chú ý đến khoản này.

     

    Độ dày thông thường của mái nhà bê tông từ 10 – 15 cm

    Độ dày thông thường của mái nhà bê tông từ 10 – 15 cm 

     

    5.5. Đổ mái xây nhà nhanh bao nhiêu ngày dỡ cốt pha?

    • Đối với dầm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu bê tông cần để tháo dỡ cốp pha là 50%, thời gian tháo dỡ và bảo trì là 7 ngày.
       
    • Đối với dầm có khẩu độ từ 2m – 8m, cường độ tối thiểu bê tông cần để tháo dỡ cốp pha là 70%, thời gian tháo dỡ và bảo trì là 10 ngày.
       
    • Đối với dầm có khẩu độ lớn hơn 8m, cường độ tối thiểu bê tông cần để tháo dỡ cốp pha là 90%, thời gian tháo dỡ và bảo trì là 23 ngày.
       

    Bên cạnh đó thời gian tháo dỡ cốt pha còn tùy thuộc theo tình hình thời tiết và chất lượng sản phẩm. Cụ thể, thời tiết mùa hè sẽ giúp bê tông nhanh khô hơn mùa đông. Đồng thời, vật liệu xây dựng có độ kết dính cao cũng đẩy mạnh quá trình bê tông cứng chắc.
     

    Thông qua nội dung bài viết, Xây Nhà Nhanh đã giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc về lễ cúng đổ mái nhà, cũng như các thông tin liên quan khác đến công việc này. Nếu như còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ ngay đến Xây Nhà Nhanh để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    BÀI VIẾT KHÁC

    Đổ mái bê tông xây nhà bao nhiêu ngày thì xây được, bao tiền 1m2

    17/09/2024

    Đổ mái bê tông xây nhà bao nhiêu ngày thì xây được, bao tiền 1m2

    Gợi ý mâm ngũ quả cúng làm xây nhà đầy đủ nhất 2024

    17/09/2024

    Cúng động thổ làm nhà là nghi lễ tâm linh quan trọng, không thể thiếu. Trong các lễ vật cúng làm nhà thì không thể thiếu mâm ngũ quả. Vậy mâm ngũ quả cúng làm nhà gồm những gì? Hãy cùng Xây Nhà Nhanh cùng đi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây. 

    Những lưu ý khi trang trí hòn non bộ theo mệnh

    17/09/2024

    Những lưu ý khi trang trí hòn non bộ theo mệnh

    Trang trí hòn non bộ như thế nào để rước tài lộc vào nhà

    17/09/2024

    Trang trí hòn non bộ như thế nào để rước tài lộc vào nhà

    Cách hóa giải nhà vệ sinh ở giữa nhà

    17/09/2024

    Cách hóa giải nhà vệ sinh ở giữa nhà

    Cách hóa giải cửa chính đối diện nhà vệ sinh mang lại tài lộc

    17/09/2024

    Cách hóa giải cửa chính đối diện nhà vệ sinh mang lại tài lộc