Bí quyết thiết kế xây phòng ăn, nhà vệ sinh cho nhà ống rẻ đẹp

18/09/2024

Bí quyết thiết kế xây phòng ăn, nhà vệ sinh cho nhà ống rẻ đẹp

Mục lục bài viết

    Với đặc trưng hạn chế về chiều ngang nên việc thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống là vấn đề khiến nhiều gia chủ phải băn khoăn. Không biết phải bố trí làm sao để hai không gian này được tiện nghi, thông thoáng và đảm bảo yếu tố phong thủy? Vậy thì hãy nhanh chóng theo dõi những thông tin chia sẻ dưới đây của Xây nhà Nhanh chúng tôi nhé!

    1. Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

    Nhà ống có đặc điểm rộng về chiều sâu nên việc bố trí không gian sinh hoạt cho kiểu nhà này khá khăn. Vì có diện tích khá hạn chế nên những không gian phụ như nhà vệ sinh, nhà bếp sẽ được gia chủ tận dụng những khoảng diện tích trống để sử dụng. Để đảm bảo sự thoải mái nhất, khi sử dụng bạn cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn sau: 

    1.1. Tính tiện dụng

     

    Bí quyết thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

    Hai căn phòng này tuy có diện tích không lớn nhưng khá quan trọng và chứa nhiều đồ đặc.  Vì vậy, chúng phải có không gian đủ lớn để bố trí các thiết bị trong phòng một cách hợp lý, đảm bảo cho các thành viên trong gia đình có thể thoải mái sử dụng. 

    1.2. Thông thoáng

    Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn nên thường có nhiều mùi. Do vậy, chúng ta cần phải thiết kế làm sao để giảm thiểu tối đa mùi thức ăn xuất hiện trong nhà. Bạn có thể lựa chọn các phương án như: thiết kế giếng trời, lắp quạt thông gió, lắp máy hút mùi, thiết kế giếng trời, cửa sổ,... 

    Đối với nhà vệ sinh cũng vậy. Không gian này rất ẩm ướt, tối tăm; nếu như không có sự thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

    1.3. Tính tiện nghi

    Một ngôi nhà, dù có 1 tầng, 2 tầng hay nhiều hơn thì chúng ta chỉ cần duy nhất 1 phòng bếp. Nhưng với nhà vệ sinh, chúng ta nên bố trí mỗi tầng 1 phòng để đảm bảo sinh hoạt thường ngày được thuận tiện hơn. 

    Nhà vệ sinh phải đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ

    Đồ nội thất trong nhà bếp, nhà vệ sinh cần được trang bị và lắp đặt đầy đủ. Những món đồ này phải đảm bảo có kích thước tương ứng với diện tích phòng, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong gia đình. 

    1.4. Phong thủy

    Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy ngôi nhà. Phòng bếp đại diện cho hình ảnh nữ chủ nhân, mang ý nghĩa tích lũy tài sản. Nếu không đặt đúng phong thủy có thể gây ảnh hưởng đến tài chính, hạnh phúc gia đình. 

    Nhà vệ sinh cũng vậy. Nếu đặt sai vị trí, sai hướng sẽ mang đến nguồn năng lượng tiêu cực. rủi ro, cản trở tiền tài, may mắn cho gia chủ. 

    2. Gới ý nhanh bí quyết thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

    2.1. Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp cho nhà ống

    Để có không gian bếp đẹp, hiện đại, tiện nghi và rẻ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 

    * Lựa chọn thiết kế phù hợp

    Việc lựa chọn phong cách thiết kế như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích, diện tích và ngân sách đầu tư. Hãy cố gắng lựa chọn phong cách thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ để không gian trở nên thông thoáng, mang lại sự thoải mái cho các thành viên khi sử dụng. 

    • Phong cách hiện đại: Thiết kế nội thất khá đơn giản, tập trung chủ yếu vào công năng sử dụng nhằm mang lại sự sang trọng, tiện nghi khi sử dụng. 
    • Phong cách tân cổ điển: Tập trung vào việc sử dụng những đường nét hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo, phù hợp với những không gian có diện tích lớn. Phong cách thiết kế này cũng rất hay sử dụng vật liệu gỗ nhằm toát lên sự sang trọng, độc đáo cho không gian. 
    • Phong cách nội thất tối giản: Phong cách này thường ưu tiên xây dựng theo hướng mở, tối giản các món đồ nội thất, chỉ giữ lại những món đồ cần thiết nhất. 

    * Lựa chọn màu sắc

    Thông thường, không gian phòng bếp có đặc điểm là diện tích không quá lớn. Nên ưu tiên chọn những gam màu trung tính như xanh nhạt, vàng nhạt, trắng, kem,... và chọn tủ bếp có gam màu nổi bật hơn. Không nên dùng những gam màu nóng sẽ khiến không gian bị tù túng, bí bách. 

    Không gian phòng bếp nhà ống phải luôn khô thoáng, có bố cục hợp lý

    Ngoài ra, tông màu chủ đạo của phòng bếp cũng phải hợp với vận mệnh của gia chủ, sẽ mang lại nhiều vượng khí, tài lộc cho gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình có xu hướng thiết kế phòng khách liên thông với phòng ăn.  

    Không gian phòng bếp nhà ống phải luôn khô thoáng, có bố cục hợp lý

    * Chọn vật liệu làm tủ bếp

    Có 2 loại vật liệu làm tủ bếp được dùng phổ biến nhất hiện nay: 

    • Gỗ tự nhiên: Cho tuổi thọ cao, mang lại vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho không gian. 
    • Gỗ công nghiệp: Đa dạng màu sắc, nhiều lựa chọn và có giá thành rẻ. 

    * Đảm bảo yếu tố phong thủy

    Bếp là nơi tượng trưng cho tài lộc, là nơi có bữa cơm ngon và gia đình đoàn tụ. Vậy nên khi thiết kế phòng bếp cho nhà ống cũng không nên bỏ qua yếu tố phong thủy. 

    • Chọn hướng đặt bếp phù hợp với vận mệnh của gia chủ. Không nên đặt bếp ngược với hướng nhà, sẽ gây nên những cuộc cãi vã, gia đình sống không hòa thuận. 
    • Không đặt bếp thẳng với hướng cửa chính. Điều này sẽ khiến cho ám khí xông vào nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền tài của gia chủ. 

    2.2. Kinh nghiệm thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống

     

    Phân rõ khu vực ướt và khô để thuận tiện cho quá trình sử dụng


    Đối với không gian vệ sinh gia đình, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

    • Không đặt nhà vệ sinh ở lối ra vào hay trên phòng thờ. Tốt nhất là nên đặt ở vị trí cuối nhà, đảm bảo thông thoáng. 
    • Lựa chọn những món đồ nội thất cho không gian này một cách hợp lý, có kích thước tương xứng để có thể tận dụng không gian tối ưu nhất. 
    • Nên thiết kế thêm hệ thống cửa sổ, cửa thông gió để tạo sự thông thoáng, điều hòa không khí và làm giảm sự bí bách. 
    • Lắp đặt hệ thống ánh sáng nhân tạo nhằm mang lại tính thẩm mỹ và tiện nghi khi sử dụng. 
    • Khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống, nên phân rõ hai khu vực khô và ướt. Khu vực khô dành để lắp đặt bồn cầu, bồn rửa tay; còn khu vực ướt dành cho việc tắm rửa. Điều này giúp cho gia chủ thuận tiện hơn khi sử dụng và đảm bảo cho không gian luôn được sạch sẽ, thông thoáng. 

    3. Nguyên tắc “vàng” thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

    Phòng bếp hay nhà vệ sinh đều là những không gian quan trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ. Vậy nên khi thiết kế, gia chủ cần tránh những điều kiêng kỵ sau đây:

    3.1. Không để cửa nhà tắm và phòng bếp đối diện nhau

    Nhà vệ sinh là nơi sản xuất ra nhiều uế khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Trong khi đó, bếp là nơi nấu nướng, mang đến những món ngon bổ dưỡng cho gia đình. Khi đặt hai không gian này đối diện này sẽ tạo ra hung khí, ảnh hưởng đến gia đình. Không chỉ vậy, bếp tượng trưng cho tính Hỏa; nhà vệ sinh lại tượng trưng cho tính Thủy. Thủy và Hỏa khắc nhau nên việc đặt nhà vệ sinh đối diện phòng bếp là điều cấm kỵ, không nên.

    Trong một vài trường hợp, nếu như bắt buộc phải thiết kế nhà vệ sinh đối diện phòng ăn thì hãy sử dụng các vách ngăn, bình phong hoặc màn treo,... để ngăn cách 2 không gian này!

    3.2. Không nên thiết kế cửa chính đối diện với phòng bếp hoặc nhà vệ sinh

    Cửa chính là nơi đón luồng sinh khí tốt vào gia đình. Do vậy, khi ta thiết kế phòng bếp hoặc nhà vệ sinh đối diện với cửa chính sẽ tạo thế xấu, làm ảnh hưởng đến dòng khí lưu thông vào trong nhà, gia chủ gặp nhiều điều xui xẻo, không may mắn. 

    3.3. Không thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống ở vị trí trung tâm

    Vị trí trung tâm của ngôi nhà nên dành cho phòng khách. Đối với phòng bếp, đây là khu vực nấu nướng nên thường có nhiều mùi. Khi bố trí ở vị trí trung tâm sẽ bị ám mùi, khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu, không được thoải mái. 

    Đồng thời, nhà vệ sinh đặt ở vị trí trung tâm nhà cũng không nên. Bởi đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn, môi trường ẩm ướt, chặn vượng khí thổi vào trong nhà. 
    Xem thêm: 5 Nguyên tắc thiết kế nhà bếp cấp 4 đơn giản, đầy tiện nghi

     

    4. Phương án thiết kế xây phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống rẻ tốt nhất

    Do đặc tính mở rộng về chiều sâu và tương đối hẹp về chiều ngang nên phần tầng trệt thường được hầu hết các gia đình thiết kế theo thứ tự như sau: phòng khách - phòng ăn - nhà vệ sinh. Hướng thiết kế này sẽ giúp gia đình bạn tận dụng tối đa không gian sử dụng, giải quyết hạn chế do kiểu nhà này mang lại. 

    Cách hóa giải khi phòng bếp thiết kế cạnh nhà vệ sinh

    Về mặt phong thủy, cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống này chưa thực sự đảm bảo. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi lỗi phong thủy này có thể được hóa giải như sau: 

    • Đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng để hạn chế mùi gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình. 
    • Dùng quạt thông gió mỗi khi nấu ăn để hạn chế mùi. 
    • Giữ cho khu vực bếp luôn được thông thoáng, sạch sẽ, thơm tho. 
    • Nhà vệ sinh luôn phải trong tình trạng khô ráo, thông thoáng, hạn chế tình trạng ẩm mốc và xuất hiện mùi hôi thối khó chịu. 
    • Tách biệt không gian phòng bếp và nhà vệ sinh bằng việc xây tường để không làm ảnh hưởng đến không gian chung, 
    • Đối với trường hợp nhà ống có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhà vệ sinh riêng thì không nên để phòng ăn dưới nhà vệ sinh. 

    Trên đây là bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống. Hy vọng sẽ mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay đến Xây Nhà Nhanh qua số hotline 0964 171 071 nếu bạn còn đang băn khoăn và chưa biết bố trí không gian phòng bếp, nhà vệ sinh như thế nào cho khoa học, tiện nghi mà vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy nhé!

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    BÀI VIẾT KHÁC

    Tổng hợp các mẫu xây nhà ống 1 tầng rẻ được ưa chuộng nhất 2024

    18/09/2024

    Tổng hợp các mẫu xây nhà ống 1 tầng rẻ được ưa chuộng nhất 2024

    Thiết kế xây nhà ống 1 tầng 60m2 tiện nghi siêu rẻ

    18/09/2024

    Thiết kế nhà ống 1 tầng 60m2 trở nên rất phổ biến và được nhiều gia đình trẻ lựa chọn. Lý do là bởi phương án thiết kế này không chỉ có chi phí tương đối rẻ nhanh mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho các thành viên trong gia đình. Hãy cùng Xây Nhà Nhanh tham khảo cụ thể.

    Tham khảo 10+ mẫu thiết kế xây nhà mái Thái rẻ đẹp năm 2024

    18/09/2024

    Tham khảo 10+ mẫu thiết kế xây nhà mái Thái rẻ đẹp năm 2024

    Mẫu thiết kế xây nhà biệt thự rẻ và đẹp nhất năm 2024

    18/09/2024

    Mẫu thiết kế xây nhà biệt thự rẻ và đẹp nhất năm 2024

    10+ mẫu thiết kế xây nhà lô góc đẹp ấn tượng và rẻ nhất năm 2024

    18/09/2024

    10+ mẫu thiết kế xây nhà lô góc đẹp ấn tượng và rẻ nhất năm 2024

    Gợi ý cách tự thiết kế xây nhà thông minh tiện nghi và rẻ cho gia đình

    18/09/2024

    Gợi ý cách tự thiết kế xây nhà thông minh tiện nghi và rẻ cho gia đình